STM & VỚ Y KHOASUY TĨNH MẠCH

Giải Đáp – Tác Dụng Điều Trị Từ Vớ Giãn Tĩnh Mạch Chân

Sử dụng vớ y khoa, hay vớ áp lực là phương pháp được dùng để điều trị bệnh suy tĩnh mạch. Các thông tin cơ bản sau sẽ giúp bạn hiểu về loại vớ này cũng như cách thức điều trị.


1/ Loại vớ giãn tĩnh mạch chân là gì?

Sản phẩm cao cấp nhập khẩu chính hãng xuất khẩu trên 35 quốc gia

https://www.likima.com/vo-y-khoachong-gian-tinh-mach-comprezon-ag-toi-ben

Vớ giãn tĩnh mạch chân – vớ y khoa áp lực được đan dệt bằng các kỹ thuật đặc biệt có tạo lực tác động lên từng đoạn của chi dưới phù hợp với sinh lý bình thường: chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi đi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch chân đi lên tim.

2/ Tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch của vớ y khoa là gì? 

Mang vớ y khoa là một biện pháp điều trị hay được sử dụng. Khi mang vớ với áp lực phù hợp, các van tĩnh mạch bị hở (giãn) sẽ khép kín trở lại, nhờ đó phục hồi lại được chức năng, hạn chế máu ứ trệ chảy ngược và cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch trở về tim, giảm nhẹ các triệu chứng của suy tĩnh mạch mạn tính như phù, nhức, đau và đề phòng được hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.


3/ Nên sử dụng vớ giãn tĩnh mạch suốt ngày hay chỉ vào giờ nào trong ngày?

 Duy trì mang vớ suốt ngày, mọi ngày, và bỏ ra ban đêm. Nếu bạn không thể chịu đựng mang vớ suốt ngày thì lúc đầu hãy mang trong ít giờ cho quen rồi sau tăng dần.


4/ Vớ giãn tĩnh mạch nào phù hợp với bạn?

Tùy vào mức độ bệnh lan rộng đến đâu mà lựa chọn loại vớ dài từ ngón chân đến đầu gối hoặc đến giữa đùi.

Cường độ của vớ đo bằng mmHg. Các vớ cường độ thấp (10-20 mmHg) thường dùng để đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu cho các phụ nữ có nguy cơ thấp, hoặc để điều trị các dãn tĩnh mạch dạng mạng nhện và phù do suy tĩnh mạch mạn tính nhẹ.

Vớ mức áp lực mạnh hơn (20-50 mmHg hay lớn hơn) có thể cần đến khi bạn đã bị huyết khối tĩnh mạch sâu hay có nguy cơ cao, hoặc khi bạn bị bệnh tĩnh mạch mạn tính nặng.


5/ Dùng vớ thế nào để hiệu quả?

Kiểm tra thường xuyên xem vớ có bó chặt gây đau hay kẹp vào da tại nơi miệng vớ, vì nó có thể làm ngắt dòng máu và thực sự có nguy cơ gây huyết khối.

Phải theo dõi các vấn đề dòng máu ở chân và bàn chân của bạn, ít nhất là một lần trong ngày. Nếu da bị nứt, lạnh, tái, hay tím, hoặc bị tê hay có cảm giác như kim châm kéo dài khi mang vớ thì phải gọi điện thoại cho bác sĩ của bạn. Có thể bạn phải đổi vớ có kích thước và cường độ khác để giữ cho dòng máu đi xuống chân tốt…

Sau 3- 6 tháng sử dụng, nên thay vớ khác.

6/ Vớ y khoa có thuốc bên trong không?

Vớ y khoa hoàn toàn không có thuốc bên trong, chỉ điều trị bằng cách tạo một áp lực vừa phải bó chân lại, làm khép van tĩnh mạch bị hở, do đó làm giảm phù và các triệu chứng khác của bệnh suy tĩnh mạch ngay tức thì.

7/ Chỉ mang vớ khi bệnh đã nặng, đúng không?

Sản phẩm cao cấp nhập khẩu chính hãng xuất khẩu trên 35 nước

https://www.likima.com/vo-y-khoa-vo-phong-huyet-khoi-dvt-ad-toi-dau-goi-18

Do bệnh tĩnh mạch tiến triển rất chậm, kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm nên có thể bệnh nhân “ thích nghi ” dần với nó. Cảm giác khó chịu có thể chỉ xuất hiện khi bệnh đã nặng hay thậm chí bệnh nhân chỉ đi khám bệnh vì lý do thẩm mỹ.

Nếu chỉ uống thuốc khi bệnh còn nhẹ thì có thể làm giảm cảm giác khó chịu nặng chân, mỏi chân … nhưng bệnh vẫn tiếp tục nặng thêm, đến một lúc nào đó thuốc không có tác dụng nữa do tĩnh mạch bị dãn ngày một nặng hơn (chứ không phải do lờn thuốc).

Do đó nên mang vớ ngay từ giai đoạn nhẹ của bệnh để làm giảm đáng kể và nhanh chóng những than phiền của bạn. Hơn nữa chỉ có vớ y khoa Comprezon mới có tác dụng ngăn chặn tiến triển xa hơn của bệnh vì nó làm khép van tĩnh mạch bằng một lực cơ học, điều mà thuốc không thể làm được. Khi van tĩnh mạch đã được khép lại (nhờ mang vớ) thì thuốc sẽ phát huy tác dụng của nó.

Leave a Response