PHÒNG - CHỮA BỆNHUncategorized

3 việc cần làm khi có triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Đi gặp bác sĩ, tuân thủ đơn thuốc và thay đổi lối sống sinh hoạt là 3 việc đầu tiên cần làm khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch: bồn chồn như kiến bò, sưng, nóng bắp chân…

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mãn tính mà khi đó van tĩnh mạch bị tổn thương, không thể đẩy máu lưu thông tốt gây ứ đọng máu, tạo ra các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đau), lâu dần gây giãn các tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý phổ biến gặp tới 35% người trưởng thành, nhưng tại Việt Nam, nhiều bệnh nhân không biết mình bị mắc bệnh.

Chị Hương (Hải phòng ) cho biết: nghề giáo viên của chị là 1 nghề phải đứng nhiều, chị cảm thấy bắp chân của mình hơi sưng, nóng, nặng nề về chiều, sau khi ngủ dậy lại hết. Do chủ quan và cũng nghĩ đây là sự mỏi mệt bình thường nên cũng không đi khám, tới khi chân quá nặng, có phù về chiều chị mới đi khám và biết mình bị Suy giãn tĩnh mạch.

Trường hợp của chị Hương cũng khá nhiều người gặp phải, một phần do chủ quan, phần khác ngại đi khám nên sử dụng thuốc một cách bừa bãi, không đúng bệnh, các thuốc nam thuốc bắc nên nhận phải một số hậu quả không mong muốn.

Chị Phượng (Hoàng Mai) chia sẻ rằng, khi có những triệu chứng bồn chồn như kiến bò, sưng, nóng bắp chân, chị ngại đi khám mà ra nhà thuốc lấy các thuốc giảm đau, giảm viêm về uống. Một thời gian sau, chị bị viêm loét dạ dày tá tràng, đi khám bác sĩ mới chỉ ra việc đây là hậu quả của việc tự ý sử dụng thuốc gây nên.

Đến bnh vin đ thăm khám

Hãy đi gặp bác sĩ, mô tả về triệu chứng của bệnh, siêu âm Dopple mạch máu với những bác sĩ chuyên khoa mạch máu để biết chính xác tình trạng suy giãn tĩnh mạch của mình.

Với nhiều bệnh nhân, tự nghĩ mình bị suy giãn tĩnh mạch, sau đó sử dụng nhiều loại sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có số đăng kí, Bệnh không được kiểm soát ngày sẽ nặng dần lên gây ra những biến chứng về sức khỏe cũng như thẩm mỹ, ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Khi khám bác sĩ, bệnh nhân cũng sẽ được phân loại những triệu chứng mình gặp phải xem có phải bệnh suy giãn tĩnh mạch hay không, loại trừ với những bệnh khác như thiếu calci, các bệnh lý về động mạch hay triệu chứng phù phân loại với suy tim hay suy thận.

Thay đi li sng sinh hot

Trong chế độ ăn, nên có nhiều rau xanh và chất xơ. Trong chế độ luyện tập thể dục: nên loại những bài tập Yoga, hay những bài tập tạ nặng, dồn nhiều áp lực lên chân, cũng không nên tập các bài aerobic quá 30p.

Hãy lựa chọn đi bộ khoảng trên 10phút/ ngày, kết hợp với các bài tập bơi lội, hay đạp xe nhẹ nhàng dẽ giúp ích tốt cho tĩnh mạch cũng như tim mạch của bạn.

Tuân th đơn thuc

Sản phẩm cao cấp nhập khẩu chính hãng xuất khẩu trên 35 nước

https://www.likima.com/vo-y-khoachong-gian-tinh-mach-comprezon-ag-toi-ben

Tuân thủ theo bác sĩ kê đơn về thời gian cũng như số lượng. Khi muốn sử dụng thêm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm (nguồn gốc, thành phần, đơn vị sản xuất, nhập khẩu uy tín) nên được sự đồng ý của bác sĩ.

Leave a Response