SỨC KHỎESUY TĨNH MẠCH

Suy giãn tĩnh mạch ở dân văn phòng

Để làm chậm tiến triển của bệnh, cần loại bỏ những thói quen có hại là đứng, ngồi lâu, khiêng vác nặng… Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể điều trị làm giảm triệu chứng bằng các thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, phối hợp với mang vớ thun (vớ tĩnh mạch) tạo áp lực ngăn máu chảy ngược (bas contention). Nếu bệnh ở giai đoạn nặng gây đau nhiều và nổi nhiều búi mạch, có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật lấy bỏ bớt một vài tĩnh mạch ở chân.

Đối với người làm công tác văn phòng, đánh máy phải ngồi nhiều nên tránh ngồi liên tục bất động suốt 8h làm việc vì như thế sẽ không tốt cho bệnh suy tĩnh mạch mạn tính, cũng như bệnh mạch vành. Nên tranh thủ đi lại giải lao khoảng 30-60 phút/lần. Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót… để máu lưu chuyển tốt hơn. Tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, vừa đi vừa nghỉ, gác chân cao cũng tốt cho bệnh tĩnh mạch. Bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây rau tươi.

Suy Giãn Tĩnh mạch là một bệnh lý khá phổ biến. Theo thống kê suy giãn tĩnh mạch ở người trên 30 tuổi là 20-25% ở phụ nữ và 10-15% ở nam giới, một số quốc gia tỷ lệ bệnh lên đến 10% dân số. Một điều đáng qua tâm, do lối sống hiện đại ngày nay tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, suy giãn tĩnh mạch ngày càng xuất hiện nhiều ở người dưới 20 tuổi.

Nguyên nhân

Bình thường các động mạch đưa máu đỏ ( chứa nhiều oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến các mô) , tĩnh mạch đưa máu đen (nghèo oxy, ít dinh dưỡng) từ các mô về tim. Để đưa máu trở về tim, các tĩnh mạch ở chân của bạn phải làm việc chống lại trọng lực. Sự co thắt của các cơ ở chân của bạn và sự đàn hồi của thành tĩnh mạch giúp máu đến tim . Các van nhỏ trong tĩnh mạch của bạn hoạt động như một mái chèo và mở ra để máu chảy về phía tim của bạn sau đó đóng để ngăn chặn máu chảy ngược trở lại. Khi các van tĩnh mạch này bị suy khả năng đưa máu về tim bị giảm sút và mỗi lần đóng van sẽ có một lượng máu chảy ngược lại dẫn đến ứ đọng máu đen ở vùng thấp nhất là chân. Tình trạng ứ máu này dẫn đến giãn tĩnh mạch và những rối loạn sinh hóa gây ra những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.

Triệu chứng

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện. Người bệnh có biểu hiện như ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều. Vào đêm có hiện tượng vọt bẻ, cảm giác kiến bò trong ống chân. Lúc này các mạch máu chưa nổi lên nên chúng ta thường lơ đi, và suy nghĩ rằng: nghỉ ngơi rồi sẽ khỏe lại.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch ở giai đoạn tiếp theo sẽ có biểu hiện rõ hơn giai đoạn đầu. Các hiện tượng như: chân bạn bị phù, phù ở mắt cá hoặc bàn chân, khi mang giày hoặc dép có cảm giác chật hơn bình thường, các mạch máu nổi lên trên da và thành từng búi. Kiểm tra độ phù bằng cách ấn ngón tay vào và xuất hiện vết lõm của ngón tay trên da.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân thể hiện rõ rệt nhất ở việc bị lở loét trên chân. Vết loét ngày càng to và sâu, bên cạnh vết loét chính còn có các vết loét nhỏ bao quanh. Kèm theo là da sạm và phù. Do đó, nếu bạn chưa vướng phải những triệu chứng giãn tĩnh mạch trên thì nên duy trì lối sống khoa học; nếu cảm thấy mình có dấu hiệu nên đi khám bác sỹ, kết hợp mang vớ y khoa và luyện tập cơ chân thường xuyên.

Phòng ngừa

Vận động các nhóm cơ chi dưới giúp hệ máu hệ tĩnh mạch hồi lưu tốt hơn, các hệ cơ co bóp góp phần đẩy máu trở về tim, phòng ngừa bệnh suy van tĩnh mạch.

Động tác xoa chi dưới

Cách tập: tư thế: ngồi thòng chân, hoặc duỗi chân.

Hơi co đầu gối trái, chân phải thẳng, hai bàn tay đặt trên đầu gối trái, xoa từ trên xuống phía trước và phía bên cẳng chân, rồi vòng tay ra phía sau và trong, xoa từ cổ chân lên đến mông 10 – 20 lần, đổi bên. Thở tự nhiên.

Tác dụng: khí huyết lưu thông chi dưới.

Xuống tấn lắc chân

Cách tập: tư thế đứng, xuống tấn, hai bàn tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng xuống đất

Hít vô tối đa, đưa hai tay lên trời, giữ hơi và dao động, nghiêng bên trái trước, chân trái thẳng, chân phải chùng, rồi nghiêng bên phải, làm như thế từ 2 – 6 cái, để tay xuống thở ra triệt để. Làm từ 3 – 5 hơi thở.

Tác dụng: làm cho chi dưới dẻo dai, linh hoạt, khí huyết lưu thông, tập cột sống. Phòng và trị chân yếu, yếu nửa người.

Động tác ưỡn mông

Cách tập: nằm ngửa thẳng, hai tay xuôi, lấy điểm tựa là lưng trên và hai gót chân, nhấc mông lên (H.3).

Hít vào tối đa, giữ hơi mở thanh quản (bằng cách hít thêm) đồng thời dao động mông qua lại 4 lần, thở ra triệt để có ép bụng, hạ xuống, nghỉ.

Làm từ 1 đến 3 lần.

Tác dụng: co thắt các cơ thắt lưng, mông và phía sau 2 chân làm cho ấm vùng thắt lưng, mông; trị đau lưng, đau thần kinh tọa và thấp khớp; làm đổ mồ hôi, trị cảm cúm.

Sản phẩm cao cấp nhập khẩu chính hãng xuất khẩu trên 35 quốc gia

https://www.likima.com/vo-y-khoachong-gian-tinh-mach-comprezon-ag-toi-ben

Các động tác trên góp phần làm cho khí huyết lưu thông phòng và cải thiện một số bệnh lý ở vùng chi dưới.

Leave a Response