Bị suy giãn tĩnh mạch chân tuyệt đối đừng làm 4 điều sau
Theo các nghiên cứu khảo sát tỉ lệ người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Một phần là do bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu dẫn đến người bệnh thường chủ quan và chưa biết cách phòng ngừa cũng như điều trị hợp lý. Thậm chí có những bệnh nhân còn phạm phải những cấm kỵ trong việc điều trị bệnh.
1. Ngâm chân bằng nước nóng
Một trong những điều mà chúng ta thường làm nhất khi có cảm giác đau, ngứa ở chân đó chính là sử dụng nước nóng để ngâm chân vì sẽ giúp giảm bớt và làm dịu cơn đau tức thì. Thế nhưng với chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thì đó là một việc làm không những không mang đến hiệu quả trong việc trị bệnh mà thậm chí còn tăng thêm cảm giác khó chịu, đau nhức khi thực hiện. Giải thích về vấn đề này, thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, Khoa Phẫu thuật Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết:
Sản phẩm cao cấp nhập khẩu chính hãng xuất khẩu trên 35 quốc gia
https://www.likima.com/vo-y-khoachong-gian-tinh-mach-comprezon-ag-toi-ben
Sở dĩ bệnh giãn tĩnh mạch xuất hiện là do máu không thể lưu thông tự nhiên bị ứ đọng lại trong các van tĩnh mạch, nguyên nhân là vì các van tĩnh mạch bị hở không thể ngăn chặn dòng máu từ trên chảy xuống tình trạng này kéo dài làm cho các mạch máu nhỏ bị giãn ra gây đau. Chính vì vậy khi nhiệt độ tăng cao các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra, làm cho các van tĩnh mạch vốn bám vào thành tĩnh mạch hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng. Cùng lúc, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to làm tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó chịu ở chân.
Ngâm chân vẫn có thể phát huy tác dụng hữu ích trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân nếu biết thực hiện đúng cách. Giải pháp tối ưu mà các chuyên gia đưa ra là ngâm chân trong nước lạnh chứ không phải nước nóng như nhiều người vẫn lầm tưởng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số bệnh nhân suy tĩnh mạch phản hồi rằng cảm thấy đỡ đau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Lý do là khi gặp lạnh, các tĩnh mạch co nhỏ lại làm giảm dòng máu chảy ngược cũng như tình trạng ứ đọng tĩnh mạch, nhờ đó giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.
2. Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đa phần các bệnh nhân thường có tâm lý hoang mang lo sợ khi bệnh tiến triển và các triệu chứng giãn tĩnh mạch rõ rệt hơn, gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy mà hầu hết đều vội vàng tìm cho mình các loại thuốc được quảng cáo, giới thiệu là có khả năng chữa dứt điểm căn bệnh giãn tĩnh mạch với mong muốn mau chóng thoát khỏi chứng bệnh oái ăm này. Lợi dụng tâm lý đó các công ty dược phẩm tung ra nhiều loại thuốc với công dụng được “thổi phồng” để đánh lười người tiêu dùng.
Thạc sĩ Phong cho biết có không ít các bệnh nhân đã tự ý mua thuốc ở nhà thuốc hoặc các sản phẩm quảng cáo trên Internet để tự điều trị tại nhà vì không muốn mất thời gian đến bệnh viện. Đa số các loại thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời và không thể chữa khỏi hoàn toàn chứng bệnh giãn tĩnh mạch như người bệnh lầm tưởng, thậm chí nếu dùng lâu sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Giải pháp tối ưu nhất được bác sĩ Phong đưa ra là người bệnh nên đi khám ở các bệnh viện gần nhất và gặp bác sĩ chuyên ngành để được tư vấn và kê thuốc điều trị.
3. Từ bỏ thói quen đi bộ mỗi ngày
Nhiều bệnh nhân đã bỏ hẳn thói quen đi bộ tập thể dục mỗi ngày do các cơn đau và sự khó chịu ở chân mà giãn tĩnh mạch gây ra, họ cho biết khi đi bộ chân thường có cảm giác đau và rát hơn so với bình thường và sợ sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng hơn. Nhưng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm mà người bệnh cần tránh bởi theo phân tích của các chuyên gia hội tim mạch đi bộ sẽ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.
Nếu chưa quen cảm giác khó chịu đau rát khi đi bộ thì giai đoạn đầu người bệnh nên đi một quãng ngắn và nghỉ ngơi một lát rồi mới tiếp tục đi tiếp. Khi đã quen thì tăng dần quãng đường đi bộ để hỗ trợ tốt hơn cho việc thúc đẩy lưu thông máu. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh nặng với các vết phù nề, lở loét khiến chân bị tác động nghiêm trọng và mất khả năng di chuyển cũng như đi bộ thì người bệnh cần thực hiện vật lý trị liệu để chân có thể hoạt động lại bình thường rồi mới nên tiến hành đi bộ.
4. Sau phẫu thuật không đi tái khám và theo dõi bệnh
Các biện pháp phẫu thuật có thể mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh và làm thuyên giảm rõ rệt những biểu hiện của bệnh một cách tức thời chính vì vậy có nhiều bệnh nhân đã chủ quan và lầm tưởng đã được chữa khỏi bệnh nên tự ý không đến tái khám để theo dõi bệnh. Phải hiểu rõ rằng suy tĩnh mạch là một trong những bệnh mãn tính cần thời gian dài điều trị theo dõi, để chắc chắn bệnh được chữa khỏi toàn hoàn và không tái phát người bệnh cần tái khám để bác sĩ đưa ra lời khuyên và biện pháp chữa trị cho từng giai đoạn.
Bên cạnh đó trong thời gian nghỉ ngơi sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo lối sống lành mạnh mà bác sĩ khuyên thực hiện, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cùng luyện tập thể dục đều đặn để hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh nhất có thể. Kết hợp với các sản phẩm chất lượng được khuyên dùng bởi những chuyên gia hàng đầu thế giới cũng là cách giúp đẩy lùi chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.