Tay chân miệng hiện nay không còn là căn bệnh xa lạ, các bà mẹ nuôi con nhỏ vẫn thấp thỏm lo lắng làm sao để bảo vệ con trẻ khỏi bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Đúng với tên gọi bệnh tay chân miệng, bởi những mụn nước do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra, xuất hiện tại các vùng tay chân, miệng, mông và gối của trẻ. Phần lớn trẻ từ 5 tuổi trở xuống sẽ dễ mắc phải bệnh này. Bệnh tay chân miệng thường lây lan rất nhanh, đặc biệt là những nơi tập trung đông đúc như nhà trẻ, công viên… Bệnh gây ra khi chẳng may người đó tiếp xúc phải dịch tiết từ nước mũi, cổ họng của người đang bệnh.
Trẻ bị tay chân miệng sẽ gặp các triệu chứng sau; sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, ho đau họng…
Nổi ban hồng trên da tại nhiều vị trí như ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân… Các ban này xuất hiện khoảng 2 ngày sau khi bệnh và sẽ tiến triển thành các bóng nước tròn, nhỏ khoảng vài mm
Loét miệng: dấu hiệu này cha mẹ thường hay nhẫm lẫn với lở miệng thông thường. Các ban đỏ của bệnh tay chân miệng mọc trên lưỡi và vòm miệng gây cản trở việc nuốt thức ăn bởi các bé sẽ bị đau.
Biến chứng của bệnh tay chân miệng cực kì nguy hiểm, nó gây viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Nếu không kịp thời chữa trị bệnh sẽ gây ra tử vong cho trẻ.
Biện pháp bảo vệ con bạn khỏi tay chân miệng
Tháng 9 là thời gian tựu trường, khoảng thời gian này bệnh tay chân miệng cũng gia tăng, là điều trăn trở của các bậc phụ huynh.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng nhưng nếu chúng ta phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng kèm theo chế độ chăm sóc sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Khi thấy các dấu hiệu của bệnh cần đưa trẻ đến các trung tâm Y tế để thăm khám kịp thời
Cho trẻ nghỉ học tạm thời để tránh lây lan bệnh
Trẻ cần đươc nghỉ ngơi, bổ sung nước và vitamin.
Chý ý theo dõi giấc ngủ và hiện tượng giật mình ở trẻ, vì đây là dấu hiệu chứng tỏ bệnh tay chân miệng đã chuyển sang biến chứng. Cơn giât mình có thể xuất hiện cả khi trẻ thức lẫn khi ngủ. Đây là dấu hiệu mà cha mẹ thường xem nhẹ và bỏ qua.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ, cũng nên chú ý đến vệ sinh răng miệng cho trẻ, có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lí.
Cần chà rửa khu vực vui chơi, đồ chơi của bé, chăn mền để tránh bị tái nhiễm bệnh tay chân miệng.
Dược sĩ: Thanh Tuyền
Từ khóa: Hãy bảo vệ con bạn khỏi bệnh tay chân miệng
Tin tức khác
-
Thực phẩm tốt cho tóc - Elmoss Hair (15-01-2018)
-
Tuệ Đức Hoàn Nguyên Vị Mua Ở Đâu, Giá Bao Nhiêu? (04-01-2018)
-
Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ (11-12-2017)
-
Cách phòng chống ung bướu hiệu quả (07-12-2017)
-
Bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì? (06-12-2017)
-
Biến chứng tiểu đường là gì? (22-11-2017)
-
Lactoferrin GX mua ở đâu, giá bao nhiêu? (17-11-2017)
-
Imunostim có tốt không? (15-11-2017)
-
Cách trị đi tiểu đêm nhiều lần (14-11-2017)
-
Thuốc uống đẹp da loại nào tốt? (13-11-2017)