Tình trạng chuột rút có đáng lo?
Chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ, là tình trạng co rút cơ một cách đột ngột gây ra cảm giác đau và khó chịu. Hiện tượng thường xảy ra vào ban đêm tại các bộ phận như bắp chân, đùi, bụng khiến chúng ta không thể cử động được. Vọp bẻ thường không gây nguy hiểm, nhưng nó lại là tác nhân ảnh hưởng đến tính mạng nếu chúng ta đang bơi hoặc đang trong trạng thái lái xe. Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị thì đó không phỉa là vấn đề đáng ngại, nhưng ngược lại, chuột rút về đêm thường xuyên kèm theo hiện tượng tê chân, nặng chân đó là một trong những dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Chuột rút-dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh mạn tính rất phổ biến hiện nay, và số người mắc bệnh cũng không nhỏ. Bệnh do các van tĩnh mạch bị suy hoặc giãn ra khi chịu sức ép lớn và lâu ngày. Những người có công việc phải đứng liên tục hoặc ngồi một chỗ, hoặc thường xuyên mang vác vật nặng sẽ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Nếu bị bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy nặng chân, cảm giác kiến bò tại bắp chân, xuất hiện các đường gân xanh đỏ, thường thấy nhất là phía mắt cá trong. Ở giai đoạn đầu bệnh chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Nhưng nếu không điều trị bệnh có thể diễn tiến nặng hơn gây đau đớn, cản trở sự di chuyển và nặng nhất có thể gây hoại tử chân.
Vì là bệnh lí mạn tính nên bệnh sẽ “đồng hành” cùng với chúng ta, hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh tuy nhiên chỉ góp phần cải thiện bệnh trạng chứ hoàn toàn không trị dứt điểm được.
Suy giãn tĩnh mạch chân
Cách phòng tránh bệnh
Để hạn chế tình trạng liên tục bị vọp bẻ, tê mỏi chân cũng như phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, chúng ta nên kết hợp ăn uống và vận động hợp lí. Cụ thể: nên bổ sung nhiều rau xanh và các vitamin giúp bền thành mạch, tập thể dục mỗi ngày nhưng không nên quá sức ( nên tập 10 phút sau đó nghỉ vài phút trước khi tập lại). Bên cạnh đó cũng nên xoa bóp cho máu lưu thông tốt hơn, tối ngủ nên kê chân bạn cao hơn để máu vận chuyển về tim dễ dàng. Có thể dùng kèm các thực phẩm chức năng hỗ trợ nâng cao sức khỏe tĩnh mạch chân như Ceteco Trigiatimac, được sản xuất hoàn toàn từ thiên nhiên.
Ds.THANH TUYỀN
Từ khóa: Chuột rút, tê chân dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân
Tin tức khác
-
Tìm hiểu về giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái (04-04-2017)
-
Truy tìm thủ phạm gây ra suy gian tinh mach tay (29-03-2017)
-
Điều trị hiệu quả bệnh suy tĩnh mạch mạn tính (06-02-2017)
-
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì? (13-12-2016)
-
Bệnh giãn tĩnh mạch khiến cho đôi chân trở nên xấu xí (23-11-2016)
-
Uống nhiều rượu tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch thực quản (10-11-2016)
-
Điều trị bệnh trĩ bằng những việc nhỏ nhất (04-11-2016)
-
Giãn tĩnh mạch chân không nên tắm nước nóng (11-10-2016)
-
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thực quản (22-09-2016)
-
Thủ phạm chính gây ra bệnh trĩ (21-09-2016)